CẤU TRÚC CỦA DA
Để hiểu rõ nhất về làn da và có cách chăm sóc tốt nhất, chúng ta cần phải hiểu rõ về cấu trúc của da. Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, chiếm 16% trọng lượng cơ thể và có diện tích bề mặt lên đến 1.8m2.
Cấu trúc da gồm 3 phần chính: Epidermis (lớp biểu bì), Dermis (lớp hạ bì) và Hypodermis.
I. CẤU TRÚC DA
1. 1. Epidermis (lớp biểu bì)
Cấu trúc da gồm 3 phần chính: Epidermis (lớp biểu bì), Dermis (lớp hạ bì) và Hypodermis.
![]() |
Cấu trúc da |
I. CẤU TRÚC DA
1. 1. Epidermis (lớp biểu bì)
Đây là lớp ngoài cùng của da, hoạt động như rào cản giữa cơ thể và môi trường. Lớp biểu bì là biểu mô vảy phân tầng. Tế bào chính của lớp biểu bì và những keratinocyte (tế bào sừng) có tác dụng tổng hợp protein keratin. Các cầu nối protein được gọi là các thể liên kết (desmosome) kết nối các tế bào sừng trong trạng thái chuyển đổi liên tục từ các lớp sâu bên trong thành các lớp bên ngoài. Bốn lớp riêng biệt của lớp biểu bì được tạo thành bởi các giai đoạn khác nhau của quá trình keratin hóa. Từ trong ra ngoài, lớp biểu bì bao gồm:
Stratum basale (lớp đáy)
Stratum spinosum (lớp gai)
Stratum granulosum (lớp hạt)
Stratum corneum (lớp sừng)
1.1.1. Stratum basale (lớp đáy)
Stratum granulosum (lớp hạt)
Stratum corneum (lớp sừng)
1.1.1. Stratum basale (lớp đáy)
Là lớp trong cùng của biểu bì nằm liền kề với lớp hạ bì
(dermis), bao gồm chủ yếu là các tế bào sừng phân chia và không phân chia. Khi
các tế bào sừng phân chia và biệt hóa, chúng sẽ di chuyển từ lớp sâu hơn đến bề
mặt da. Một tỷ lệ nhỏ các tế bào thuộc lớp đáy có nhiệm vụ sản sinh melanin (sắc
tố). Melanin giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím (tia UV).
1.1.2. Stratum spinosum (lớp gai)
Khi
các tế bào ở lớp đáy sinh sản và trưởng thành, chúng di chuyển lên các tầng
trên hình thành lên lớp gai. Lớp gai gồm các tế bào hình đa giác, xếp thành từ
6-20 lớp, càng về phía ngoài các tế bào dẹt dần. Các tế bào này liên kết với nhau
bằng những cầu nối.
1.1.3. Stratum granulosum (lớp hạt)
Tiếp
tục quá trình di chuyển của các tế bào lên bề mặt, các tế bào dẹt đi, bên trong
bào tương có nhiều hạt keratohyalin tiền sừng, thể hiện hình ảnh đã có sự thoái
triển của các tế bào biểu mô.
1.1.4. Stratum corneum (lớp sừng)
Kết
quả cuối cùng của sự trưởng thành tế bào sừng (keratinocyte), các tế bào bị sừng
hóa, không có khả năng phát triển và tồn tại độc lập được gọi là corneocyte. Lớp
sừng chứa khoảng 10-30 lớp corneocyte và mỗi corneocyte có độ dày trung bình 1 micromet,
tùy thuộc các yếu tố như: Tuổi tác, vị trí trên cơ thể, tiếp xúc với tia UV.
Ngoài ra, stratum lucisum (lớp sáng) là một lớp mỏng các tế
bào mờ trong lớp biểu bì dày, có vân và không có lông và tuyến bã. Nó đại diện
cho quá trình chuyển đổi từ tầng granusum sang tầng sừng và thường không có
trong các lớp biểu bì mỏng.
Quá trình các tế bào sừng ở lớp đáy được phân chia, biệt hóa
và di chuyển dần ra lớp sừng ngoài cũng rồi bong ra được gọi là quá trình sừng
hóa. Quá trình này diễn ra liên tục, giúp da được liên tục thay mới và đảm bảo
chức năng bảo vệ cơ thể. Thời gian của tế bào sừng từ khi được phân chia và di
chuyển đến lớp sừng ngoài cùng là khoảng 28 ngày.
Cấu trúc của lớp biểu bì tạo
ra hàng rào giữ nước tự nhiên cho da. Lớp corneocyte (lớp sừng) có thể hấp thu
lượng nước gấp 3 lần trọng lượng của chúng. Nếu hàm lượng nước của lớp sứng xuống
thấp hơn 10%, nó không còn mềm dẻo và tạo ra bong tróc da.
1.2. Dermis (lớp hạ bì)
Lớp
hạ bì có độ dày thay đổi khác nhau tùy từng vùng da, từ 0.6-3mm. Nó nằm dưới lớp
biểu bì, bao gồm hai lớp.
- A thin papillary layer (lớp nhú mỏng): Là lớp
nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ dày khoảng 0,1mm. Trên bề mặt có những gai hình nón,
ăn sâu vào trong lòng lớp biểu bì. Nó chứa các sợi collagen mỏng sắp xếp lỏng lẻo.
- A thicker reticular layer (lớp lưới dày hơn): Chứa
các bó collagen chạy song song bề mặt da.
Lớp
hạ bì được tạo bởi các nguyên bào sợi (fibroblast), sản xuất collagen, elastin
và các proteoglycan cấu trúc, cùng với các đại thực bào có chức năng miễn dịch.
Các sợi collagen chiếm 70% trọng lượng lớp hạ bì, tạo ra độ dẻo dai cho da. Elastin
giúp duy trì độ đàn hồi trong khi proteoglycan cung cấp độ nhớt và độ ẩm cho
da. Ngoài ra, gắn trong mô sợi của lớp hạ bì là mạch máu, hệ bạch huyết, các sợi
thần kinh và tế bào thần kinh, tuyến mồ hôi, nang lông và một ít cơ vân.
1.3. Hypodermis
Nằm
bên dưới lớp biểu bì và hạ bì, bao gồm chủ yếu là chất béo, mạch máu và thần
kinh. Lớp này đóng vai trò như một tấm đệm và bảo vệ cho cơ thể.
1.4. Một số cấu trúc quan trọng trong cấu trúc da
Tuyến bã nhờn: sản xuất sebum (dầu) tạo ra lớp màng chống thấm
nước trên da, giúp giữ nước và ngăn ngừa các chất kích thích từ bên ngoài xâm
nhập vào da.
Dermal Epidermal Junction (DEJ): DEJ nằm giữa lớp biểu bì và
hạ bì, là một mạng lưới các mạch máu giúp các chất dinh dưỡng đi từ lớp hạ bì đến
lớp biểu bì. DEJ rất quan trọng trong việc điều chỉnh độ mịn màng của làn da
cũng như những yếu tố gây ra những vết nhăn hoặc lỗ chân lông. Càng lớn tuổi,
DEJ càng mỏng làm cho da dễ bị chảy xệ.
Collagen: Là một protein cần thiết giúp tạo nên cấu trúc cho
da. Collagen mất đi hình thành nên các nếp nhăn trên da. Ánh nắng mặt trời là
nguyên nhân số một phá hủy Collagen.
Elastin: Là một protein cần thiết giúp da có khả năng đàn hồi.
Elastin mất đi làm da bị chảy xệ. Ánh nắng mặt trời và sự lặp đi lặp lại các biểu
hiện trên gương mặt (như cười, nhăn trán, nhíu mày…) là nguyên nhân phá hủy
Elastin.
II. CÁC LOẠI DA
2.1. Da thường (Normal Skin)
Lớp biểu bì: Lớp biểu bì ở mức bình thường. Các tế bào sắc tố
sản xuất Melanin ở mức độ cân bằng.
Lớp hạ bì: Collagen và Elastin khỏe mạnh tạo ra cấu trúc da
khỏe mạnh và đàn hồi.
Tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu vừa phải giúp giữ ẩm cho da
mà không bị nhờn
2.2. Da khô (Dry Skin)
Lớp biểu bì: Lớp trên cùng mỏng và bong tróc do thiếu nước.
Các tế bào cũ không tự bong ra, mà dính lại với nhau ngăn cản tế bào da mới di
chuyển đến lớp ngoài cùng.
Tuyến bã nhờn không sản xuất đủ dầu để giữ ẩm cho da, làm da
bị mất nước.
2.3. Da dầu (Oily Skin)
Lớp biểu bì: Lớp trên cùng dày, làm các tế bào dính vào nhau
và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Tuyến bã nhờn to hơn do tiết ra lượng dầu dư thừa, làm cho
da bị bóng nhờn.
2.4. Da hỗn hợp (Combination Skin)
Do sự phân bố không đồng đều của tuyến bã nhờn dẫn đến khô
hoặc dầu ở một số vùng da khác nhau.
Bài viết tổng hợp thông tin từ Dermatology, An Illustrated Colour Text, Skinceutical.
Nhận xét
Đăng nhận xét